您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Soi kèo phạt góc Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
Bóng đá17人已围观
简介 Chiểu Sương - 23/02/2025 04:51 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2
Bóng đáNguyễn Quang Hải - 23/02/2025 05:45 Máy tính ...
【Bóng đá】
阅读更多Cổ phiếu VNG hồi sinh ngoạn mục, một mã lương thực tăng trần liên tục
Bóng đáCổ phiếu VNG hồi sinh ngoạn mục, một mã lương thực tăng trần liên tục Mai Chi
(Dân trí) - Giữa bối cảnh thị trường chung tích cực hơn, cổ phiếu AGM có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp trên HoSE trong khi VNZ cũng tăng kịch biên độ UPCoM sau nhiều phiên bị bán mạnh.
Thị trường khả quan hơn trong phiên sáng nay (12/9). Các chỉ số trên toàn thị trường đều ghi nhận trạng thái tăng điểm. VN-Index tăng 4,83 điểm tương ứng 0,39% lên 1.258,1 điểm; HNX-Index tăng 0,75 điểm tương ứng 0,32% lên 232,2 điểm và UPCoM-Index tăng 0,23 điểm tương ứng 0,25% lên 92,55 điểm.
Thanh khoản thị trường rất thấp. Theo đó, trong khi những người cầm tiền vẫn thận trọng và tiếp tục đứng ngoài quan sát thì áp lực bán đã giảm rất nhiều, nguồn cung cổ phiếu đã cạn dần.
Bức tranh thị trường phiên sáng 12/9 (Nguồn: VNDS).
AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), doanh nghiệp được mệnh danh "vua gạo" một thời, vẫn gây chú ý khi tăng trần ngay thời điểm mở cửa.
Mã này tăng kịch biên độ sàn HoSE lên 3.470 đồng, khớp lệnh khiêm tốn với 71.000 đơn vị, trắng lệnh bán và có dư mua giá trần tới 361.800 cổ phiếu, vượt xa khối lượng khớp lệnh. Phiên này là phiên thứ 3 liên tục mã này tăng trần.
AGM vừa bị đưa vào diện kiểm soát theo quyết định của HoSE do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp. Công ty cho biết đang tích cực thực hiện tái cơ cấu toàn diện, bao gồm tối ưu hóa bộ máy quản lý, tinh gọn nhân sự, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, tăng cường đôn đốc thu hồi nợ khó đòi đồng thời thanh lý tài sản, cơ cấu dần các khoản nợ để tạo lợi nhuận, giảm lỗ lũy kế.
Phía Angimex cho hay tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để tiến hành thủ tục phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng quy mô vốn chủ sở hữu đó, qua đó bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một phương án nữa cũng được công ty đề cập là phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ trái phiếu thành cổ phiếu. Trong những tháng cuối năm, doanh nghiệp này sẽ thanh lý một số tài sản, vốn góp hoặc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để có nguồn lực hoạt động, tạo lợi nhuận bù đắp lỗ lũy kế sao cho không vượt vốn điều lệ.
Thị trường phiên sáng nay, cổ phiếu ngành thực phẩm và đồ uống nhìn chung khởi sắc. Ngoài diễn biến tăng trần tại AGM thì các mã khác cũng tăng giá khá tích cực: LSS tăng 2,6%; SBT tăng 2%; BAF tăng 1,6%; CMX tăng 1,5%; SAB tăng 1,1%; MCM, VHC, DBC, IDI, MSN, FMC, VNM, ASM, NAF, ANV đều bật sắc xanh.
Trên sàn UPCoM, cổ phiếu VNZ của Công ty cổ phần VNG hôm nay "hồi sinh" ngoạn mục, tăng trần lên 409.600 đồng, trắng lệnh bán và có dư mua giá trần. Mức tăng của mỗi đơn vị cổ phiếu VNZ hôm nay là 53.400 đồng.
Diễn biến giá VNZ sáng nay (Nguồn: VDSC).
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu hết tăng và đã góp phần nâng đỡ VN-Index, giúp chỉ số hồi phục. Đáng chú ý là các mã lớn như VCB, BID, TCB, SHB, VPB, ACB, MBB, TPB, SSB đều tăng giá. Nhiều cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính đồng pha. Một loạt mã chứng khoán tăng nhẹ: AGR, CTS, FTS, VND, VCI, BSI, EVF, VIX.
Loạt cổ phiếu đầu ngành trong rổ VN30 cũng có diễn biến khá tích cực. FPT tăng 0,8%; GVR tăng 2,1%; POW tăng 1,2%; SAB tăng 1,1%; MSN, VNM, GAS, VJC cũng tăng.
Ngành bất động sản phân hóa. Trong đó, phái tăng có sự góp mặt của QCG với mức tăng 4,3%; CCL tăng 4,8%; DTA tăng 3,8%; TLD tăng 3,8%. VHM, VRE, HDG tăng. Ngược lại, NVL tiếp tục giảm sâu, mất 3,4% còn 11.450 đồng, khớp lệnh 11,8 triệu đơn vị. NVT, VRC, NBB, NTL, DXS, VIC giảm.
">...
【Bóng đá】
阅读更多Làm gì khi mua phải hàng giả, hàng nhái trên Shopee, Lazada, TikTok Shop?
Bóng đáLàm gì khi mua phải hàng giả, hàng nhái trên Shopee, Lazada, TikTok Shop? Minh Huyền
(Dân trí) - Sau khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử nhưng phát hiện sản phẩm được giao là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, khách hàng có thể khiếu nại để được hoàn tiền.
Hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử như TikTok Shop, Shopee, Lazada, Tiki... đang được quảng cáo, bán tràn lan, công khai bằng mức giá rẻ khó tin.
Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết năm 2023, đơn vị này đã xử lý 764 vụ việc vi phạm đối với lĩnh vực thương mại điện tử, phạt tiền 12 tỷ đồng, trị giá hàng hóa gần 6 tỷ đồng.
Các hành vi vi phạm chủ yếu là vi phạm quản lý Nhà nước về thương mại điện tử và các hành vi lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
"Ma trận" hàng giả, hàng nhái
Thực tế, dù cơ quan chức năng đã mạnh tay xử lý hàng loạt trường hợp bán hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử nhưng tình trạng này vẫn không có dấu hiệu giảm bớt.
Khảo sát trên sàn thương mại điện tử TikTok Shop, Shopee cho thấy, không ít chủ cửa hàng bán túi xách của loạt thương hiệu nổi tiếng như Chanel, Louis Vuitton, Gucci... nhưng với giá chỉ từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Thậm chí, khách áp mã giảm giá còn được sở hữu túi hàng hiệu với mức giá không thể rẻ hơn và miễn phí giao hàng.
Ngược lại, nhiều chủ shop lại bán hàng giả, hàng nhái một cách tinh vi hơn bằng cách livestream quảng cáo là hàng hiệu giá cao tới hàng chục triệu đồng. "Váy len Gucci giá hơn 33 triệu đồng nhưng mua của cửa hàng sẽ được giảm giá vài triệu đồng", đây là lời quảng cáo của chủ shop thời trang tại quận Hà Đông (Hà Nội) trong một phiên livestream bán hàng.
Tuy nhiên, ngày 22/4/2023, khi Đội QLTT số 11 thuộc Cục QLTT Hà Nội tiến hành kiểm tra bất ngờ thì nguồn gốc số "hàng hiệu" trên lại được chủ cửa hàng thừa nhận là hàng trôi nổi.
Không chỉ vậy, những con số 6-7 triệu đồng hay tới 30 triệu đồng cho mỗi sản phẩm thuộc thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Burberry, Gucci, Zara... cũng đều do chủ cửa hàng này tự định giá.
Khó phân biệt được sản phẩm thật và giả được rao bán trên các sàn thương mại điện tử (Ảnh: RBK).
Minh Anh (22 tuổi, Hà Nội) chia sẻ từng một lần mua phải mỹ phẩm là kem dưỡng giả trên sàn thương mại điện tử Shopee. "Trước khi mua hàng tôi đã đọc các bình luận của người từng mua nên yên tâm mua, nhưng không ngờ khi nhận và so sánh với sản phẩm cũ thì có nhiều điểm khác, chất kem cũng lỏng hơn", chị nói.
Sau khi phát hiện kem dưỡng mình mua là hàng giả mạo, Minh Anh liền nhắn tin nhiều lần cho chủ shop để giải quyết tuy nhiên cô không nhận được phản hồi. Kiểm tra lại các bình luận của người mua về sản phẩm thì mới nhận ra đều cùng mô típ và đăng trong cùng một ngày.
Nên làm gì khi phát hiện hàng giả, hàng nhái?
Vậy những cách nào để giúp người mua hàng lấy lại tiền sau khi mua phải hàng giả, hàng nhái?
- Bước 1: Giữ nguyên hiện trạng hàng hóa và các chứng cứ liên quan để có thể liên hệ người đã bán và yêu cầu đổi hàng, hoàn trả tiền hoặc bồi thường.
- Bước 2: Vào đơn hàng vừa mua bấm vào yêu cầu trả hàng hoàn tiền.
- Bước 3: Yêu cầu trả hàng hoặc hoàn tiền với lý do nghi ngờ hàng giả, hàng nhái sau đó thêm hình ảnh thực tế về tình trạng hàng hóa, ý kiến về món hàng nhận được của người mua.
Ảnh hoặc video phải rõ nét cho thấy logo thương hiệu chứng minh sản phẩm không phải sản phẩm thật cùng với ảnh chụp màn hình của sản phẩm thực từ trang web chính thức (logo thương hiệu, ảnh). Bằng chứng bằng hình ảnh hoặc video càng chi tiết, rõ ràng thì khả năng được hoàn lại tiền của người mua càng lớn.
Một shop online cố tình hứa hẹn xử lý khi khách hàng phản hồi về hàng hóa, đến khi quá thời hạn xử lý theo quy định của sàn thì việc khiếu nại đã muộn (Ảnh: Minh Anh).
- Bước 4: Sau khi thực hiện, nền tảng sẽ gửi yêu cầu đến người bán và yêu cầu họ cung cấp bằng chứng hàng chính hãng. Nếu không cung cấp được thì nền tảng sẽ hoàn lại tiền cho bạn. Đồng thời, người bán cũng sẽ bị xóa sản phẩm, thậm chí là đóng băng tài khoản nếu số lượng hàng giả hoặc hàng nhái đã bán có số lượng đã bán cao.
Ngoài ra, người tiêu dùng có thể thông báo, làm đơn tố giác đến cơ quan Quản lý thị trường hoặc cơ quan công an nơi bên bán có trụ sở, cửa hàng, kho hàng...
Để có cơ sở giải quyết, người tiêu dùng cần cung cấp cho cơ quan điều tra chứng từ, hóa đơn mua hàng, hình ảnh hàng nhận được và hàng chính hãng, tin nhắn, điện thoại trao đổi giữa hai bên, chứng từ chuyển tiền hoặc xác nhận chuyển tiền của ngân hàng (nếu bạn thanh toán online) và các tài liệu, chứng cứ khác, nếu có.
Hiện, Tổng cục QLTT cũng công khai đường dây nóng hoạt động 24/7 là 1900.888.655 tiếp nhận các thông tin tố giác tiêu cực về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
iMoney là dòng sản phẩm chuyên các bài viết về tư vấn đầu tư, tư vấn tiêu dùng, được đăng tải vào thứ 4 mỗi tuần trên báo Dân trí.
iMoney sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về đầu tư, tiêu dùng, tư vấn tài chính, các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, tiền mã hóa, tư vấn tiêu dùng cũng như chia sẻ các tip tiêu dùng thông minh, hiệu quả...
">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Ipswich vs Tottenham, 22h00 ngày 22/2: Bất ngờ hợp lý
- Elon Musk chuyên đi "cà khịa" khắp nơi nhưng lại khen nhà sáng lập Nvidia
- Công Phượng tiết lộ lý do chọn sang Hàn Quốc thi đấu
- Nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu Tân Tạo
- Nhận định, soi kèo Le Havre vs Toulouse, 23h15 ngày 23/2: Sân nhà mất thiêng
- Ông Trương Gia Bình hé lộ cú "đặt cược" tất cả tương lai của FPT
最新文章
-
Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2
-
Khối ngoại bán ròng đột biến gần 2.700 tỷ đồng cổ phiếu VIB Khối ngoại bất ngờ bán ròng hơn 148 triệu cổ phiếu VIB với quy mô gần 2.700 tỷ đồng trong phiên ngày 24/9, chiếm 4,97% vốn cổ phần ngân hàng này.
Thống kê giao dịch cuối phiên hôm nay (24/9) cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài đã có phiên bán ròng đột biến trên sàn HoSE với khối lượng bán ròng 141,15 triệu cổ phiếu, tổng giá trị bán ròng tương ứng là 2.431,23 tỷ đồng.
Tâm điểm bán ròng của khối ngoại tập trung vào cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Mã này bị bán ròng tổng cộng hơn 148 triệu đơn vị, giá trị bán ròng ở mức 2.664 tỷ đồng. Giao dịch này được thực hiện bằng phương thức thỏa thuận.
Giao dịch thỏa thuận tại VIB trong phiên 24/9 (Nguồn: VDSC).
Với hơn 2,97 tỷ cổ phiếu VIB đang được lưu hành, số cổ phiếu mà khối ngoại bán ròng hôm nay chiếm 4,97% vốn cổ phần VIB.
Trong khi khối lượng bán ra của khối ngoại là 148 triệu cổ phiếu VIB nhưng không có khối lượng mua vào của khối ngoại, theo đó, giao dịch mua vào được thực hiện bởi nhà đầu tư trong nước.
Đóng cửa phiên hôm nay, cổ phiếu VIB tăng 3,2% lên 19.100 đồng. Khớp lệnh tại mã này đạt hơn 19 triệu đơn vị. Mức giá thỏa thuận VIB thấp hơn đáng kể giá VIB được khớp lệnh trên thị trường (mức giá thỏa thuận ở mức 18.000 đồng).
Trước đó, phiên họp đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra ngày 11/6 của VIB đã thông qua điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) từ 20,5% xuống 4,99%. Nội dung này nhận được 74,28% ý kiến tán thành và 25,7% ý kiến không tán thành. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/7.
Theo VIB, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực ngày 1/7 với nhiều quy định mới dẫn đến việc ngân hàng cần sửa đổi điều lệ trước ngày 1/7 để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của luật.
Danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn VIB vào cuối tháng 6 (Nguồn: VIB).
Theo dữ liệu danh sách 18 cổ đông nắm từ 1% vốn điều lệ VIB do ngân hàng công bố ngày 5/8, cổ đông chiến lược Commonwealth Bank of Australia (CBA) đang là cổ đông lớn nhất của VIB tại ngày 28/6. CBA sở hữu 503,2 triệu cổ phiếu VIB tương ứng tỷ lệ sở hữu 19,84%.
Các cổ đông khác sở hữu dưới 5% vốn VIB, trong đó, Uniben sở hữu 2,62%; Funderra sở hữu 4,68%; Beston sở hữu 4,68%.
Với khối lượng cổ phiếu bán ra ở mức cao trong phiên hôm nay, nhiều khả năng bên bán là CBA.
CBA trở thành cổ đông chiến lược của VIB năm 2010 khi chi khoảng 4.000 tỷ đồng để mua lại 15% cổ phần VIB và nâng lên mức 20% chỉ sau một năm.
Theo fica.dantri.com.vn" alt="Khối ngoại bán ròng đột biến gần 2.700 tỷ đồng cổ phiếu VIB">Khối ngoại bán ròng đột biến gần 2.700 tỷ đồng cổ phiếu VIB
-
Cổ phiếu Vietnam Airlines, Tân Tạo thoát hiểm đầu tuần Mai Chi
(Dân trí) - Trong khi phần lớn cổ phiếu trên thị trường quay đầu điều chỉnh trước ngưỡng cản mạnh 1.290 điểm thì ITA của Tân Tạo và HVN của Vietnam Airlines vừa vào giao dịch đã giảm sàn.
Không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia, thị trường rung lắc trước vùng cản mạnh 1.290-1300 điểm. Ngay phiên đầu tuần, dù phần lớn thời gian đạt trạng thái tăng điểm nhưng kết phiên, VN-Index vẫn điều chỉnh 5,3 điểm tương ứng 0,41% còn 1.280,02 điểm.
VN30-Index giảm 2,55 điểm tương ứng 0,19%. Trong khi đó, HNX-Index giảm 1,1 điểm tương ứng 0,46% và UPCoM-Index cũng điều chỉnh 0,25 điểm tương ứng 0,26%.
Phần lớn cổ phiếu trên thị trường giảm giá. Có tới 490 mã giảm trên 3 sàn so với 359 mã tăng, trong đó, riêng sàn HoSE có 259 mã giảm, 148 mã tăng. Nhiều cổ phiếu quay xe chóng vánh, những mã tăng giá cũng hạ thấp độ cao.
Thanh khoản cải thiện so với phiên cuối tuần trước. Khối lượng giao dịch trên HoSE ở mức 775,47 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch 18.301,86 tỷ đồng. Con số này trên HNX là 55,49 triệu cổ phiếu tương ứng 1.052,33 tỷ đồng và trên sàn UPCoM là 31,62 triệu cổ phiếu tương ứng 511,02 tỷ đồng.
Cổ phiếu "họ" Vin tiếp tục đóng góp đáng kể nhất cho VN-Index với mức đóng góp của VHM là 0,8 điểm và của VIC là 0,56 điểm.
Đóng cửa, VHM tăng 1,9%, khớp lệnh 15,6 triệu cổ phiếu; VRE tăng 1,8%, khớp lệnh 10,4 triệu cổ phiếu và VIC tăng 1,4%; khớp lệnh 2,5 triệu đơn vị. VPB cũng mang lại 0,48 điểm cho VN-Index, mã này tăng 1,3% lên 19.000 đồng, khớp lệnh 39,6 triệu cổ phiếu.
Diễn biến cổ phiếu Tân Tạo khi vừa bước vào phiên giao dịch chiều nay (Nguồn: VDSC).
Nhiều cổ phiếu bất động sản "quay xe" giảm giá. Cổ phiếu ITA của Tân Tạo chỉ được giao dịch vào phiên chiều, có thời điểm giảm sàn về 3.640 đồng trước khi đóng cửa giảm 2,6%. CCL giảm 2,9%; DRH giảm 6%. Một loạt mã khác như SJS, TCH, HDC, KBC, KDH, DXG, HDG đóng cửa trong sắc đỏ, mức điều chỉnh dù vậy không lớn.
Nhờ nhóm Vingroup nên bất động sản vẫn là nhóm cổ phiếu có diễn biến tích cực trong phiên điều chỉnh đầu tuần. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu có mức tăng khá tốt như LEC tăng trần, HPX tăng 3%; QCG tăng 1,7%; PDR tăng 1,4%; KHG tăng 1,3%; AGG tăng 1,1%.
Nhóm ngành dịch vụ tài chính mặc dù ghi nhận tình trạng điều chỉnh tại VDS, FTS, EVF, BSI, CTS, AGR, APG, TCI nhưng ngược lại có những mã tăng mạnh và giao dịch sôi động. Có thể kể đến TVS tăng 3,4%; HCM tăng 3,3% và khớp lệnh 22,8 triệu cổ phiếu; VCI tăng 2,1%; ORS tăng 1,5%; SSI tăng 1% và khớp lệnh 19,8 triệu đơn vị; VND tăng 0,6%, khớp lệnh 17,1 triệu đơn vị.
Phần lớn cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh giá dù có VPB và TCB tăng giá, khớp lệnh cao. "Ông lớn" VCB, mã có vốn hóa cao nhất thị trường, giảm nhẹ 0,4%; CTG, BID lần lượt giảm 1% và 0,6%. Theo đó, chỉ số bị mất lực đỡ.
Cổ phiếu HVN vừa vào phiên giao dịch đã giảm sàn, nhưng thoát hiểm nhanh chóng (Nguồn: VDSC).
Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines hôm nay cũng "thoát hiểm" khi vừa mở cửa đã giảm sàn về 20.350 đồng. HVN cũng chỉ được giao dịch trong phiên chiều. Đóng cửa, mã này giảm 3,4% còn 21.100 đồng, khớp lệnh 2,1 triệu đơn vị. HVN gây bất ngờ khi giảm mạnh trước kỳ nghỉ lễ 4 ngày sắp tới (từ 30/8 đến 4/9).
" alt="Cổ phiếu Vietnam Airlines, Tân Tạo thoát hiểm đầu tuần">Cổ phiếu Vietnam Airlines, Tân Tạo thoát hiểm đầu tuần
-
CLB Bến Tre không tham dự Hạng Nhì Quốc Gia 2019
-
Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2: Khách rơi tự do
-
DN tuần qua: Chủ tịch Viettel Post từ nhiệm; vén màn đa cấp Lô Hội Mai Chi
(Dân trí) - Công ty dạy làm giàu thua lỗ, cổ phiếu bị cắt margin; Đa cấp Lô Hội từng liên quan vợ chồng Đoàn Di Băng; ông Nguyễn Thanh Nam xin từ nhiệm Chủ tịch Viettel Post... là những tin tức được quan tâm.
Chủ tịch Viettel Post xin từ nhiệm
Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) công bố thông tin bất thường đã nhận được đơn xin từ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) và Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029 của ông Nguyễn Thanh Nam.
Trong đơn, ông Nam cho biết, việc xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT và từ nhiệm Thành viên HĐQT xuất phát từ "lý do cá nhân" nhưng không nêu cụ thể. Thời điểm miễn nhiệm thành viên HĐQT sẽ thực hiện theo nghị quyết của ĐHĐCĐ Viettel Post.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam nghỉ hưu theo nguyện vọng từ đầu tháng 8 (Ảnh: QĐND).
Trước đó, Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã nhất trí cho Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam, Bí thư Đảng ủy, Phó tổng giám đốc tập đoàn nghỉ hưu theo nguyện vọng từ ngày 1/8. Ông Nam đã bàn giao nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel.
Vén màn Công ty đa cấp Lô Hội từng liên quan vợ chồng Đoàn Di Băng
Gần đây, vợ chồng ca sĩ Đoàn Di Băng vướng lùm xùm liên quan đến việc bị tố hứa xây nhà từ thiện cho người nghèo để làm nội dung trên mạng xã hội và trục lợi cá nhân thông qua hành động này.
Ngay sau khi sự việc nhận được sự chú ý từ cộng đồng mạng, nhiều người còn cho biết cặp đôi từng liên quan đến một công ty đa cấp nổi tiếng, chuyên "lùa gà", bán sản phẩm giá cao gấp 100 lần giá gốc.
Trong một video đang lan truyền trên mạng xã hội, doanh nhân Nguyễn Quốc Vũ và vợ Đoàn Di Băng từng xuất hiện trong một sự kiện của Công ty TNHH Thương mại Lô Hội - công ty đa cấp với vai trò là senior manager (quản lý cấp cao).
Trên website của công ty, ông Vũ cũng được giới thiệu là quản lý cấp cao, gia nhập công ty từ tháng 5/2004 với vai trò là nhà phân phối. Sau 5 tháng, ông đã đạt cấp bậc manager (quản lý).
Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp này công bố giai đoạn 2002-2011 cho thấy công ty này tăng trưởng doanh thu từ 9 tỷ đồng lên 351 tỷ đồng chỉ sau vài năm. Tỷ lệ hoa hồng dành cho nhà phân phối cũng ở mức 30-45%.
Đáng chú ý, doanh nghiệp đa cấp này từng bị thanh tra và xử phạt vì bán hàng cao hơn 100 lần giá gốc. Viên bổ sung dinh dưỡng Forever Bee Pollen của Mỹ do công ty này nhập khẩu giá vốn chỉ 3.271 đồng, nhưng bán buôn tại thị trường Việt Nam lên đến 244.000 đồng/viên và bán lẻ 348.000 đồng. Hiện, trên website của doanh nghiệp vẫn đăng tải bán sản phẩm trên với giá 568.818 đồng (chưa gồm VAT).
Công ty của diễn giả dạy làm giàu: Làm ăn thua lỗ, cổ phiếu bị cắt margin
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Văn Lang (mã chứng khoán: VLA) công bố báo cáo tài chính bán niên soát xét với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ nửa đầu năm nay chỉ đạt 2,4 tỷ đồng, giảm 73,5% so với cùng kỳ.
Thu không đủ bù chi, công ty này thua lỗ 6,9 tỷ đồng (cùng kỳ vẫn có lãi sau thuế 151 triệu đồng). Theo đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6 ghi nhận âm 3,2 tỷ đồng. Tình hình này khiến cổ phiếu VLA bị HNX đưa vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ (cắt margin) kể từ ngày 21/8.
Lượng học viên tham gia các khóa học trong 6 tháng qua của Đầu tư và Phát triển công nghệ Văn Lang sụt giảm đáng kể (Ảnh: Nikedu).
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Văn Lang do ông Nguyễn Thành Tiến làm Chủ tịch HĐQT (thành viên không điều hành). Theo báo cáo quản trị bán niên của Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang, tại ngày 30/6, ông Tiến đang sở hữu 458.170 cổ phiếu VLA, chiếm tỷ lệ 11,47% vốn điều lệ.
Ông Nguyễn Thành Tiến còn được biết đến với vai trò là diễn giả truyền cảm hứng, chia sẻ về phương pháp đầu tư, làm giàu cũng như tổ chức hàng trăm khóa học hội thảo về bán hàng, marketing. Giá các khóa học dao động từ vài trăm nghìn đến cả trăm triệu đồng.
Kể từ năm 2020, khi ông Nguyễn Thành Tiến lên làm Chủ tịch HĐQT thì Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang cũng chuyển đổi sang hoạt động đào tạo kỹ năng tư duy, bán hàng, giao tiếp, lãnh đạo, quản lý tài chính, quản lý thời gian; đào tạo kỹ năng nói trước công chúng.
Nửa đầu năm nay công ty thua lỗ. Giải trình nguyên nhân, lãnh đạo công ty cho biết, tình hình kinh tế khó khăn, đồng thời, lượng học viên tham gia các khóa học trong 6 tháng qua sụt giảm đáng kể.
Công ty liên quan vụ án Trương Mỹ Lan lại lỗ hơn 114 tỷ đồng nửa đầu năm
Báo cáo lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty cổ phần Dịch vụ - Thương mại TPHCM (Setra) công bố nửa đầu năm lỗ hơn 114,5 tỷ đồng. Kỳ trước, công ty này cũng lỗ hơn 273 tỷ đồng.
Như vậy từ năm 2021 đến nay, Setra đã lỗ tổng cộng khoảng 1.274 tỷ đồng.
Tại ngày 30/6 năm nay, nợ phải trả của Setra giảm hơn 55% về mức gần 3.493 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu còn 2.000 tỷ đồng, giảm hơn 65%.
Theo báo cáo thanh toán lãi trái phiếu nửa đầu năm, Setra đã không thể trả một đồng lãi nào trên 2.000 tỷ đồng đã phát hành với lý do chưa thu xếp được nguồn thanh toán. Tổ chức phát hành nêu đang xử lý tài sản để thanh toán gốc lãi.
Setra là một trong 4 công ty nổi bật trong vụ án liên quan bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Quốc Cường Gia Lai "sống" nhờ đâu trong nhiều năm qua?
Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG) bắt đầu hoạt động từ năm 1994, vốn là một doanh nghiệp khai thác chế biến gỗ xuất khẩu, mua bán và xuất khẩu nông lâm sản, cà phê, xuất nhập khẩu phân bón.
Đến năm 2005, công ty lấn sân sang mảng bất động sản, bắt đầu bằng 2 dự án khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh 1 và 2 tại TPHCM. Năm 2007, doanh nghiệp này được cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án Thủy điện Ia Grai 1 và 2, Pleikeo, Ayun Trung (Gia Lai) và 4.000ha cao su.
Dựa trên các thế mạnh sẵn có, công ty bắt đầu thành lập các công ty con, góp vốn vào công ty liên kết làm dự án bất động sản. Năm 2007, công ty mở rộng quỹ đất dự án Phước Kiển, Nhà Bè, TPHCM từ 19ha lên 45ha.
2 năm sau đó, công ty đầu tư và xây dựng hàng loạt dự án tại TPHCM, khai hoang trồng mới thêm 1.000ha cao su, mở rộng dự án Phước Kiển lên 93ha. Đồng thời, nhà máy thủy điện Iagrai 1 (Gia Lai) được khởi công, công suất 10,8MW.
Từ đó đến nay, Quốc Cường Gia Lai tập trung vào các mảng kinh doanh như thủy điện, bất động sản, cao su, gỗ. Địa bàn kinh doanh chính tại TPHCM, Gia Lai, Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu.
Mảng bất động sản đem lại nguồn thu chủ yếu cho công ty này trong nhiều năm qua, chiếm phần lớn tỷ trọng doanh thu. Năm 2018, mảng này chiếm 56% cơ cấu nguồn thu của công ty. Năm 2020, tỷ lệ này đạt cao nhất, lên mức 91%. Đến năm 2021, con số còn 82% và giữ mức tương ứng cho năm sau đó. Nhưng đến năm 2023, bất động sản còn chiếm 48%.
Nửa đầu năm nay, Quốc Cường Gia Lai doanh thu hơn 65 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm gần 17 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu giảm 69% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận vẫn tiếp tục âm.
Trong đó mảng bất động sản chỉ ghi nhận 8,6 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Con số này chiếm 13% tổng cơ cấu doanh thu.
" alt="DN tuần qua: Chủ tịch Viettel Post từ nhiệm; vén màn đa cấp Lô Hội">DN tuần qua: Chủ tịch Viettel Post từ nhiệm; vén màn đa cấp Lô Hội